- Trễ kinh
- Que thử thai 2 vạch
- Mệt mỏi
- Nôn, buồn nôn
- Thay đổi thói quen ăn uống
- Đi tiểu nhiều
- Ngực mềm, đau và lớn hơn
- Nhiệt độ cơ thể tăng
II. SẢN PHỤ SẼ ĐƯỢC THĂM KHÁM GÌ TRONG 3 THÁNG ĐẦU .
Trong lần đầu tiên đi khám, sản phụ sẽ được khai thác đầy đủ tiền sử bản thân và gia đình, sẽ được khám lâm sàng:
- Đo huyết áp, kiểm tra cân nặng
- Hỏi lại ngày kinh cuối cùng để xác định tuổi thai và ngày dự sinh.
- Siêu âm xác định có thai, tuổi thai, số lượng thai -> ngày dự sinh. Siêu âm sàng lọc quý I giúp tiên lượng khả năng mắc bệnh các bệnh liên quan tới bất thường NST như Down.
- Xét nghiệm nước tiểu
- Xét nghiệm công thức máu đánh giá thiếu máu và nhóm máu
- Xét nghiệm hormone tuyến giáp
- Xét nghiệm đường máu
- Xét nghiệm để phát hiện các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục: HIV, viêm gan B, giang mai.
III. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG, NGHỈ NGƠI.
Nên:
- Sử dụng vitamin như sắt + canxi và acid folid
- Ăn nhiều rau củ quả, chất xơ và chế độ ăn giàu protein
- Uống nhiều nước
- Đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng trong ngày
- Tập tuyện thể dục nhẹ nhàng phù hợp với phụ nữ mang thai
Không nên:
- Các bài tập nặng gây tổn thương mẹ hoặc dẫn đến sẩy thai
- Sử dụng rượu, cà phê, thuốc lá, các chất gây nghiện hoặc các chất kích thích khác
- Sử dụng cá hoặc các hải sản tươi sống
- Sử dụng cá biển (chứa nhiều thủy ngân)
- Tiếp xúc chó mèo (có thể lây nhiễm Toxoplasmo)
- Sữa không tiệt trùng hoặc các chế phẩm khác
- Thịt nguội và xúc xích
- Những thức ăn gây go tử cung: đu đủ sống, rau ngót, thơm, mực, mè đen, lá tía tô…
IV. HẸN TÁI KHÁM VÀ CÁC DẤU HIỆU NGUY HIỂM.
- Lần khám đầu tiên khi trễ kinh 1-2 tuần, sau khi thử que (+), xác định thai nằm trong hay nằm ngoài tử cung.
- Khi thai được khoảng 6 tuần, xác định tim thai
- Thai 12 tuần: sẽ sàng lọc quý I xác định nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể.