SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỆNH VIỆN ĐA KHOA VĨNH ĐỨC
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỆNH VIỆN ĐA KHOA VĨNH ĐỨC CẬP NHẬP THÁNG 11/2021
Đang truy cập :
40
•Máy chủ tìm kiếm : 3
•Khách viếng thăm : 37
Hôm nay :
6382
Tháng hiện tại
: 372147
Tổng lượt truy cập : 13772080
Theo Đề án Sữa học đường đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh phê duyệt, trước mắt trong giai đoạn từ 2013 đến 2017, trẻ từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi đang học trong các trường Mầm non sẽ được uống sữa 3 lần/tuần và mỗi lần uống 180 ml bằng sữa Vinamilk trong 9 tháng/năm (tính theo thời gian năm học).
Theo Ban chỉ đạo chương trình Sữa học đường tỉnh Bắc Ninh, nguồn kinh phí bảo đảm cho chương trình gồm 50% từ Ngân sách địa phương, 25% từ doanh nghiệp cung ứng sữa hỗ trợ, 25% còn lại là do phụ huynh đóng góp và các nguồn xã hội hóa. Chương trình Sữa học đường sẽ chính thức được triển khai từ năm học 2013-2014, bước đầu thí điểm tại 24 trường Mầm non (mỗi huyện, thị xã, thành phố chọn 3 trường), với tổng số trên 10.000 trẻ được uống sữa đợt đầu. Từ năm học 2014-2015 đến năm học 2016-2017 sẽ triển khai đại trà đến tất cả các trường Mầm non trên địa bàn tỉnh
Ông Bert Jan Post - Giám đốc Tetra Pak Việt Nam, đơn vị hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình Sữa học đường cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng và tự hào chứng kiến chương trình Sữa học đường của tỉnh Bắc Ninh đã thành hiện thực, giúp trẻ em của tỉnh có được một trong những quyền cơ bản trong công ước về Quyền trẻ em của Liên Hợp quốc. Đó là quyền được tiếp cận nguồn dinh dưỡng tốt nhất, mà cụ thể ở đây là sữa. Việc sử dụng hộp sữa tiệt trùng UHT là một lựa chọn phù hợp cho chương trình Sữa học đường tỉnh Bắc Ninh nhờ đặc tính an toàn thực phẩm và bảo toàn dưỡng chất tự nhiên cao và lâu dài”.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 150 trường mầm non, trong đó có 144 trường công lập, số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là 115 trường; tỷ lệ huy động trẻ đến lớp mẫu giáo đạt 99,25%; trẻ khuyết tật hòa nhập đạt tỷ lệ 91,2%. Những năm qua, công tác chăm sóc trẻ em của tỉnh đạt được kết quả tích cực. Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng chung ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn ở mức cao, trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng chiếm 12,8%, suy dinh dưỡng chiều cao chiếm 26,8%.
Mục tiêu của chương trình Sữa học đường là giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) cân nặng từ 4.3% xuống 4% và SDD chiều cao từ 5.6% xuống 5.2% ngay trong năm đầu tiên thực hiện tại 24 trường. Phấn đấu đến cuối năm 2017, tỷ lệ SDD cân nặng và SDD chiều cao tại tất cả các trường mầm non của tỉnh sẽ giảm xuống còn 3.5% và 4% tương ứng
Mô hình Sữa học đường được Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) thuộc Liên Hiệp Quốc (UN) kêu gọi và ủng hộ, với lịch sử hơn 100 năm tại các nước phát triển và hơn 50 năm tại các nước đang phát triển. Có thể nói, chương trình Sữa học đường hiện nay đang được lan rộng trên toàn cầu, và được đánh giá là có khả năng làm giảm gánh nặng chi phí cho y tế, giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng, đem lại sự phát triển lành mạnh cho trẻ em về thể chất lẫn trí tuệ, nâng cao kết quả học tập. Trong năm 2012 vừa qua, chương trình Sữa học đường đã đến với hơn 67 triệu trẻ em trên toàn thế giới, tăng 30% so với năm 2011. Cũng trong năm 2012, Myama là quốc gia Đông Nam Á tiếp theo công bố thực hiện chương trình Sữa học đường quốc gia trong thời gian 3 năm, bắt đầu từ tháng 6/2013, hướng đến 45.000 học sinh tiểu học tại 205 ngôi trường. |
Nguồn tin: Tin 24h (www.hn.24h.com.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỆNH VIỆN ĐA KHOA VĨNH ĐỨC CẬP NHẬP THÁNG 11/2021
BVĐK Vĩnh Đức phẩu thuật thành công tái tạo dây chằng chéo bằng phương pháp mổ nội soi
Đã xem: 4902