Trật khớp vai lần đầu và tái phát – Khi nào phải phẫu thuật?

 

Trật khớp vai là chấn thương thường gặp ở người trẻ tuổi, gây đau đớn và ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động. Nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách, chấn thương có thể dẫn đến các biến chứng như hạn chế tầm vận động của vai, sai lệch khớp xương bả vai tái diễn, thậm chí cứng khớp vai gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và chất lượng cuộc sống.

Đây là bộ phận thực hiện rất nhiều hoạt động từ nhẹ nhàng đến nặng nhọc nên dễ gặp tình trạng chấn thương. Trật hay sai khớp (lệch, chệch, sái hay sai) chính là chấn thương vai phổ biến nhất, chiếm khoảng 50-60% tổng số các loại trật khớp, thường gặp ở nhóm người trẻ tuổi.

 

  • Trật khớp vai là chấn thương thường gặp ở người trẻ tuổi, và các vận động viên thể thao gây đau, ảnh hưởng đến khả năng vận động khớp vai hoặc nặng hơn dẫn đến tổn thương mất vững khớp vai gây lỏng khớp và trật tái phát nhiều lần.
  • Khớp vai là khớp có biên độ vận động lớn nhất cơ thể, Cấu trúc khớp vai gồm chỏm xương cánh tay rất to nhưng ổ chảo rất bé mục đích giúp vai vận động linh hoạt tuy nhiên bù lại khớp vai dễ bị mất vững sau chấn thương.
  • Trật khớp vai hay sai khớp vai là tình trạng chỏm xương cánh tay bị trật khỏi ổ chảo xương bả vai, gây biến dạng, đau và mất vận động khớp. Trong đó thường gặp nhất là trật khớp vai ra trước (chiếm 95% các trường hợp trật khớp ở vùng vai).
  • Dấu hiệu nhận biết: sau tai nạn hoặc chấn thương thể thao không cử động được khớp vai, khớp vai đau nhiều, biến dạng điển hình (cánh tay bị mắc kẹt tại một tư thế và cảm thấy đau dữ dội khi cố gắng cử động sau chấn thương); có thể sưng, bầm tím hoặc tê bì phía cẳng bàn tay.
  • Các biến chứng của trật khớp vai nếu không điều trị đúng và kịp thời như tổn thương mạch máu và dây thần kinh ở vai, gãy xương kèm theo khi trật hoặc khi cố gắng nắn vào không đúng cách, thường gặp và ảnh hưởng lâu dài hơn là mất ổn định hay mất vững khớp vai dẫn đến trật khớp vai tái diễn.
  • Trật khớp vai tái diễn (hay còn gọi trật khớp vai tái hồi) là bệnh lý mà khớp vai trật nhiều lần, giảm chức năng vai, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày hay nghiêm trọng hơn là dẫn đến thoái hóa khớp vai.
  • Điều trị trật khớp vai sau chấn thương bao gồm: nắn chỉnh khớp, mang đai bất động và tập phục hồi chức năng. Những trường hợp người bệnh trật khớp trong thời gian dài, khớp vai bị trật tái đi tái lại nhiều lần có thể được chỉ định phẫu thuật.

Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ mất vững sau trật khớp vai lần đầu đặc biệt là ở bệnh nhân trẻ tuổi (15-35 tuổi) là rất cao từ 50-80%. Nhiều nghiên cứu cho thấy phẫu thuật sớm sau trật khớp vai lần đầu giảm tỉ lệ tái trật khớp vai (từ 80% đối với phương án điều trị bảo tồn: nắn chỉnh + bất động xuống còn 14% với phẫu thuật can thiệp sớm_ Nghiên cứu của tác giả Arciero và cộng sự).

  • Có 2 tổn thương chính trong bệnh lý này là tổn thương sụn viền trước dưới ( Bankart) và tổn thương  chỏm xương cánh tay (Hillsachs). Tuỳ vào mức độ tổn thương nặng hay nhẹ mà bác sỹ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị là nội soi hay mổ mở. Ngày nay, kỹ thuật nội soi ngày càng phát triển, nên chỉ định nội soi cũng vì thế mà trở nên phổ biến hơn.

Trung tâm chấn thương chỉnh hình bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức triển khai dịch vụ phẫu thuật nội soi khớp ít xâm lấn cho chấn thương trật hay chệch khớp vai nói riêng và các bệnh lý cơ xương khớp nói chung. Với hệ thống phòng mổ hiện đại, trang bị hệ thống máy móc tân tiến quá trình phẫu thuật được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ xương khớp, bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức là nơi được bệnh nhân tin tưởng lựa chọn trong khám và điều trị bệnh lý/chấn thương cơ xương khớp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *