Hướng dẫn khấm vô sinh hiếm muộn tại bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức.

Vô sinh được định nghĩa là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống, quan hệ tình dục thường xuyên, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà người vợ vẫn chưa có thai. Nguyên nhân của vô sinh rất phức tạp.  Trong đó khoảng 40% nguyên nhân từ người chồng, khoảng 40% nguyên nhân từ vợ, 10% kết hợp nguyên nhân từ 2 vợ chồng và 10% còn lại không rõ nguyên nhân. Vì vậy, việc khám vô sinh cần thiết phải có mặt của cả hai vợ chồng. Việc chẩn đoán nguyên nhân đòi hỏi một quá trình thăm khám tỉ mỉ, kết hợp với những xét nghiệm thăm dò phong phú, chính xác.

 1. KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM HIẾM MUỘN?

  • Khi bạn dưới 35 tuổi, sau một năm kết hôn và không áp dụng biện pháp tránh thai nào nhưng vẫn không có thai.
  • Khi bạn trên 35 tuổi, sau 6 tháng kết hôn và không áp dụng biện pháp tránh thai nào nhưng vẫn không có thai.
  • Khi bạn sảy thai từ 2 lần trở lên.
  • Khi bạn đã điều trị hiếm muộn nhưng không thành công.
  • Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều, hoặc bạn đã có những vấn đề về phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, các phẫu thuật vùng chậu, nhiễm trùng hoặc thai ở vòi trứng, bạn nên được tư vấn, hỗ trợ sớm.

2. NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY RA VÔ SINH HIẾM MUỘN

Trước khi đi vào quy trình khám hiếm muộn, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây hiếm muộn trước. Lâu nay nhiều vẫn quan niệm rằng hệ không sinh được con là do lỗi từ người vợ. Tuy nhiên, đây lại là ý kiến rất chủ quan và thiếu tính khoa học. Thực tế tỉ lệ vô sinh do nguyên đến từ vợ hoặc chồng thường xấp xỉ nhau (khoảng 40%). Và 20% còn lại nguyên nhân vô sinh lại đến từ cả 2 phía hoặc chưa thể xác định được.

II.1. Nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh ở nam giới. Trong đó, số lượng, chất lượng và hình dạng của tinh trùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản ở nam giới. Tinh trùng quá yếu hay bị dị dạng sẽ không đảm bảo cho quá trình thụ thai. Bên cạnh đó tình trạng nhiễm trùng, xuất tinh ngược, rối loạn cương dương, nội tiết tố suy giảm,… Cũng được xem như những nguyên nhân khiến nam giới bị vô sinh.

Ngoài ra, vô sinh ở nam giới còn đến từ sự ảnh hưởng của những tác nhân từ bên ngoài. Chẳng hạn như nhiễm độc hóa chất công nghiệp, kim loại nặng, tiếp xúc nhiều với nhiệt độ cao, nhiễm bức xạ tia X,…

II.2. Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới

Vô sinh ở nữ giới cũng đến từ khá nhiều nguyên nhân. Sự rối loạn về nội tiết khiến hàm lượng hormone bị mất cân bằng. Từ đó làm cho quá trình rụng trứng bị gián đoạn. Các tình trạng bệnh lý như u xơ tử cung, đa năng buồng trứng, chất lượng trứng kém, viêm nhiễm đường sinh dục, rối loạn kinh nguyệt,… Tất cả những nguyên nhân này khiến nữ giới khó thụ thai tự nhiên hơn.

3. CẦN ĐI KHÁM VÔ SINH HIẾM MUỘN VÀO THỜI ĐIỂM NÀO?

Khi thấy những bất thường trong sức khỏe sinh sản, các cặp vợ chồng nên đi khám vô sinh hiếm muộn càng sớm càng tốt. Nếu muốn kết khám được chính xác nhất, bạn lưu ý một vài điểm sau:

  • Với người vợ: Cần tránh quan hệ tình dục trước khi khám vô sinh hiếm muộn. Đồng thời lựa chọn thời điểm khám khi đã sạch kinh được từ 3 đến 5 ngày. Trong đó xét nghiệm nội tiết thường tiến hành vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của kỳ kinh.
  • Với người chồng: Nên khi khám vô sinh hiếm muộn trước khi đã tránh xuất tinh từ 2 đến 7 ngày. Trường hợp xảy ra những bất thường khác thì cần tiến hành thực hiện nhiều xét nghiệm chuyên sâu hơn.

4. QUY TRÌNH KHÁM HIẾM MUỘN CÓ MẤT NHIỀU THỜI GIAN KHÔNG?

Bạn cần xác định rằng khám chữa vô sinh hiếm muộn không thể làm trong một sớm một chiều. Việc này đòi sự kiên trì ở cả 2 vợ chồng. Bởi quá trình đi lại, khám chữa bệnh khá mất thời gian. Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi cặp vợ chồng mà thời gian khám chữa có thể nhanh hoặc chậm.

Đặc biệt với người vợ sẽ cần làm rất nhiều xét nghiệm. Mà những xét nghiệm này cần tiến hành thực dựa vào chu kỳ kinh. Vậy việc đi lại bệnh viện thường mất khá nhiều thời gian. Trong khi đó xét nghiệm dịch đồ ở người chồng sẽ được thực hiện khi đã giữ xuất tinh từ 2 đến 7 ngày. Trường hợp phát hiện những bất thường khác thì mới cần kiểm tra thêm.

5. QUY TRÌNH KHÁM HIẾM MUỘN VÔ SINH

  • 2 vợ chồng: làm các xét nghiệm máu như: HIV, HbsAg, BW
  • Chồng: thử tinh dịch đồ (Điều kiện để làm tinh dịch đồ là người chồng có kết quả xét nghiệm HIV âm tính và kiêng xuất tinh từ 3-5 ngày)
  • Vợ: Khám phụ khoa, phết tế bào cổ tử cung (nếu chưa làm hoặc đã làm hơn 1 năm), siêu âm tử cung và 2 phần phụ
  • Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm
  • Xét nghiệm nội tiết vợ
  • Chụp HSG (chụp tử cung vòi trứng cản quang)
  • Các bệnh nhân vô kinh, sảy thai nhiều lần… cũng được khám và làm các xét nghiệm phù hợp.

Sau khi có kết quả của 2 vợ chồng, bác sĩ tư vấn hướng điều trị thích hợp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *