Bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đùi trái nghẹt. Theo đó, bệnh nhân nữ, 71 tuổi, thể trạng gầy, vào khoa cấp cứu bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức với tình trạng đau bụng và đau vùng bẹn trái. Bệnh nhân cho biết khối phồng vùng bẹn trái có từ lâu nhưng # 2 ngày nay thì khối đau nhiều, nắn không nhỏ lại, đau lan toàn bụng, đau nhiều mới đi khám.
Qua thăm khám lâm sàng và siêu âm kiểm tra, bệnh nhân được chẩn đoán: Thoát vị đùi trái nghẹt và bệnh nhân được tiến hành mổ cấp cứu. Trong mổ kiểm tra thấy tạng thoát vị là ruột non đã bị hoại tử phải cắt bỏ một đoạn # 10 cm ruột sau đó khâu kín lỗ đùi bằng phương pháp Mc – Vay. Sau mổ 3 ngày: bệnh ổn định, ăn uống , đi cầu bình thường, hết đau và hết khối phồng vùng bẹn, vết mổ khô. Được xuất viện sau 5 ngày phẫu thuật.
Thoát vị là gì?
- Thoát vị bẹn, bụng là tình trạng các tạng , mỡ của ổ bụng chui qua các lỗ tự nhiên hay chỗ yếu của thành bẹn, bụng.
- Gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả hai giới nhưng nam giới chiếm đa số
- Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây ra thoát vị bẹn
- Bẩm sinh: sự tồn tại ống phúc mạc tạo nên túi thoát vị gián tiếp có sẵn. Tuy nhiên không phải tất cả người có ống phúc tinh mạc đều bị thoát vị bẹn.
- Mắc phải: sự suy yếu của thành bẹn, bụng theo tuổi gây ra thoát vị.
- Yếu tố thuận lợi: sự tăng áp lực trong ổ bụng liên tục hoặc không liên tục trong khoảng thời gian kéo dài:
+ Táo bón kinh niên vô căn hay do u đại trực tràng
+ Tiểu khó do u xơ tiền liệt tuyến hay hẹp niệu đạo
+ Ho kéo dài do viêm phế quản mạn
+ Có thai, cổ trướng hay u lớn trong ổ bụng
+ Phụ nữ gầy lớn tuổi là yếu tố thuận lợi của thoát vị đùi, thoát vị bịt.
-
Chẩn đoán thoát vị bẹn
Triệu chứng lâm sàng
- Hầu hết không có triệu chứng gì cho đến khi bệnh nhân phát hiện khối phồng vùng bẹn, bụng
- Đau vùng thoát vị và xuất hiện khối phồng khi nâng vật nặng hoặc rặn, nằm ngỉ ngơi hoặc dùng tay đẩy vào thì khối nhỏ lại. Khi thoát vị có biến chứng thì đau nhiều và khối phồng không nhỏ lại.Siêu âm
- Giúp xác định có tạng chui qua lỗ thoát vị khi làm nghiệm pháp tăng áp lực ổ bụng
- Đo đường kính lỗ thoát vị
- Tình trạng tưới máu của tạng thoát vị
Điều trị
Nguyên tắc điều trị:
- Tái tạo, phục hồi thành bẹn, bụng bằng mô tự thân hoặc mảnh lưới nhân tạo bằng phẫu thuật nội soi hoặc mổ hở.
- Điều trị các yếu tố làm dễ để hạn chế tỷ lệ tái phát sau mổ. Bệnh lý thoát vị bẹn bụng nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ mang hiệu quả và tránh được những biến chứng nguy hiểm.Hiện nay: phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới nhân tạo điều trị bệnh lý thoát vị bẹn bụng đang được triển khai phổ biến tại bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức với nhiều ưu điểm: vết mổ nhỏ, ít đau sau mổ, ít biến chứng và thời gian nằm viện ngắn, bệnh nhân sớm quay lại với lao động sản xuất.Sau mổ thoát vị bẹn, người bệnh cần nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh vận động, việc vận động sớm sau mổ sẽ làm vết mổ bị ảnh hưởng, phục hồi chậm. Tái khám theo lịch của bác sĩ hoặc khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như đau nhiều vùng bẹn, sốt cao, chảy máu,…
- Liên hệ: Ths. BSNT Trịnh Thanh TrầmKhoa ngoại Bệnh viện đa khoa Vĩnh ĐứcSĐT: 0349824934